Video hưỡng dẫn tự làm

 Chào cả nhà, Để giúp các bạn học viên có thể xem lại cách làm các món đã học khi có nhu cầu, cũng như các bạn muốn tìm hiểu để tự làm các món tại nhà. bên mình có tạo một thư viện video để hỗ trợ cả nhà khi cần. 


 Cả nhà để ý hộ mình chút:

- Vì đây là mục mới nên các video sẽ được cập nhập hằng ngày hoặc theo tuần. Vì vậy các bạn nên đăng ký kênh, hoặc thường truy cập  vào trang web để có thể cập nhập thêm video hưỡng dẫn. 
- khi có món nào mới bên mình sẽ làm video tải lên trên đây để các khóa trước có thể cập nhập luôn.
- Cuối cùng các bạn hãy để lại coment tin nhắn ngay dưới mỗi video khi có thắc mắc hoặc yêu cầu, để bên mình tiện trả lời luôn và ngay.

Cách nấu chè dưỡng nhan nhựa đào

Chè dưỡng nhan cái tên đã nói lên tất cả đây là loại chè mới đang được ưa thích trong thời gian qua. Không chỉ có tác đụng thanh nhiệt giải độc nó còn có tác dụng rất tốt cho làn da, kéo dài tuổi thanh xuân. Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu về chè dưỡng nhan và cách nấu chè dưỡng nhan như thế nào nha cả nhà.

 Chính bởi nguyên liệu độc đáo trong công thức nấu chè dưỡng nhan như nhựa đào, tuyết yến. Đây là hai nguyên liệu có tác dụng kéo dài tuổi thanh xuân bởi tác dụng trực tiếp lên làn da và phục hồi cơ thể.
   cơ thể.  Trong thành phần của chè dưỡng nhan ta còn thấy có tuyết liên tử và long nhãn.
chè duong nhan nhựa đào
Ngoài chè dưỡng nhan nhựa đào ra còn có táo đỏ và kỳ tử đây là hai nguyên liệu chông oxi hóa cao có tác dụng tốt với người suy nhược
 Có thể thấy tất cả các nguyên liệu trong chè dưỡng nhan đều có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa quá trình lão hóa, bồi bổ cơ thể suy nhược giúp phục hồi sinh lực từ đó mang lại sự cân bằng cho cớ thể.  Có lễ vì vậy mà loại chè này được rất nhiều chị em phụ nữ tìm hiểu và quan tâm.
Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách nấu chè dưỡng nhan như nào cho hiệu quả nhất.
Nguyên liệu chuẩn bị gồm có
- Nhựa tuyết yến : 10g
- Nhựa đào : 10g
- Tuyết Liên tử : 10g
- Long nhãn ( Nhãn nhục ) : 10g
- Kỳ tử sấy khô : 10g
- Hạt chia : 5g
- Táo đỏ : 20g
 Sau khi đã có đủ nguyên liệu chúng ta bắt các bước  nấu chè dưỡng nhan
Đầu tiên chúng ta lấy Nhựa đào, tuyết yến ngâm 1 ngày cho nở đều rồi đãi sạch hết cặn bã, tạp chất.
- Long nhãn, kỷ tử, tuyết liên tử rửa sạch bụi bẩn rồi để ráo nước.
- Táo đỏ rửa sạch, để ráo nước, có thể cắt thành từng lát hoặc để nguyên quả (nên cắt vài đường trên quả táo để khi nấu các dưỡng chất trong táo ra làm phần nước chè ngọt và thanh mát hơn).
Bây giờ chúng ta bắt đầu tiến hành nấu chè.
- Bắt nồi lên bếp cho nước lọc từ 500ml-700ml vào nồi. Cho nhựa hoa đào, long nhãn, tuyết liên tử, táo đỏ vào nồi đun sôi khoảng 20 phút với lửa nhỏ.
- Sau khi đun sôi lần 1 cho thêm đường phèn ( tùy khẩu vị), kỷ tử, hạt chia, tuyết yến vào nồi. Đến khi sôi lại thì tắt bếp.
- Để nguội cho ra bát hoặc vào chai là có thể dùng ngay.
Một số điểm cần chú ý khi nấu chè dưỡng nhan
- Tuyết yến sẽ bị tan trong nước nếu đun sôi quá lâu, nên bạn nên cho tuyết yến vào cuối cùng nhé!
- Bạn có thể mix cùng các nguyên liệu khác như safron, đu đủ, tổ yến,... để phù hợp khẩu vị và tăng

 Vậy là chúng ta đã tìm hiểu song về chè dưỡng nhan. Hi vọng các bạn có thể tự nấu được món chè dưỡng nhan đặc biệt này ngay bây giờ


Những bí quyết để nấu chè ngon

Những bí quyết để nấu chè ngon

Mỗi mùa hè đế, chè – kem – thạch là những món ăn được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn. Tuy nhiên, có rất nhiều người sợ hàng quán làm không đảm bảo, nên thường lựa chọn cách tự nấu tại nhà. Khi nấu tại nhà, dù sạch sẽ nhưng chưa chắc đã ngon như ngoài hình. Chuyên đề hôm nay, chúng tôi sẽ bật mí một vài bí quyết nấu chè ngon.

Nguyên liệu nấu chè
Nguyên liệu nấu chè

Điều đầu tiên không thể không nhắc đến khi muốn nấu chè ngon – đó chính là nguyên liệu. Tất cả các nguyên liệu phải được chọn lọc thật kĩ. Ví dụ như nấu chè đỗ, đỗ phải còn mới ít hạt lép khi nấu lên, hạt đỗ sẽ bở đều và thơm hơn. Không chỉ các nguyên liệu chính, ngay cả những nguyên liệu nhỏ nhất cũng phải được lựa chọn thật kĩ. Đây là bước cơ bản ban đầu để nấu chè ngon.

Phương pháp dạy nấu chè

Phương pháp dạy nấu chè là một phần vô cùng quan trọng, nó quyết định món chè của bạn có ngon hay không. Trên mạng có rất nhiều công thức để chế biến, tuy nhiên các bạn phải chọn lọc thật kĩ các công thức.

Nhiệt độ để nấu chè

Nấu chè ngon, nhiệt độ cũng là một yếu tố quyết định hương vị của món chè. Khi nấu, ban đầu nên để lửa to cho đến khi sôi đều các bạn nên để lửa vừa phải, không nên để to quá rất dễ bị cháy và nồng. Tùy thuộc vào loại chè bạn muốn nấu thì nhiệt độ cũng rất khác nhau.

Nếu bạn muốn nấu chè đậu, nhiệt độ nên để thấp để hạt đậu được ninh nhừ. Nấu nước cốt dừa cũng không để lửa to quá. Các món thạch thì nên nấu lửa vừa để chín đều.....

Thời gian nấu chè

Tùy từng vào loại chè bạn muốn nấu, thời gian nấu cũng rất khác nhau. Thường nấu chè có đỗ sẽ có thời gian nấu khoảng 2 -3 tiếng. Các loại chè khác, thạch thường chỉ khoảng 1 tiếng là có thể hoàn thành. Chính vì vậy, các bạn phải biết ước lượng thời gian chuẩn để có thể nấu được món chè ngon nhất.

Độ ngọt của chè

Độ ngọt của chè, là bước vô cùng quan trọng. Bước này phụ thuộc vào khẩu vị của từng người, người nấu sẽ phải định lượng lượng đường vừa phải để mọi người đều có thể thưởng thức. Một số loại đường thường dùng để nấu chè ngon: đường hoa mai, đường thốt lốt, đường phèn....

Tiếp theo sẽ là gợi ý một số món chè ngon, dễ nấu: chè đậu xanh, chè đậu đen, chè nha đam – đường phèn, chè bí ngô, chè hạt sen – long nhãn, chè thái xanh sợi.....

Mong rằng những bí quyết trên sẽ giúp các bạn có thể nấu được những món chè thơm ngon.

Bánh trôi tàu – Nét đẹp văn hóa đến từ những gánh hàng rong

Bánh trôi tàu – Nét đẹp văn hóa đến từ những gánh hàng rong

Dạo quanh một vòng quanh những con phố nhỏ của thủ đô Hà Nội. Không khó gì có thể nhìn thấy những gánh hàng rong bán chè ngay trên vỉa hè. Khiến cho con người ta nhớ lại hình ảnh của thủ đô Hà Nội những ngày mới giải phóng. Tiếng hàng rong, những con phố nhỏ cổ kính nhớ lại những kỉ niệm thời thơ bé rất đỗi quen thuộc.
Bánh trôi tàu

Ngồi xuống một quán chè ven đường, thưởng thức một bát bánh trôi tàu, dường như ùa về cả một tuổi thơ. Cảm xúc này lại càng dâng trào đối với những người con xa quê lâu ngày.

Để nấu chè ngon, những người bán chè phải đưa rất nhiều tâm huyết trong từng chiếc bánh từng bát nước cốt chan cùng bánh. Không chỉ có vậy, để có những bát bánh trôi tàu ngon, ẩn chứa bên trong là phương pháp dạy nấu chè truyền thống mà chỉ có người theo nghề mới biết được.

Điều làm nên những bát bánh trôi tàu ngon đó chính là phần bánh. Vỏ bánh được làm hoàn toàn từ bột gạo nếp, nên khi thưởng thức vỏ bánh rất mềm và thơm. Để có được phần vỏ bánh mềm, dẻo như vậy người làm bánh phải rất khéo tay, dùng rất nhiều công sức để nhào bột.

Bánh trôi tàu thường có 2 loại nhân – Đó là nhân vừng đen và nhân đậu xanh. Cả 2 loại nhân này đều được nấu chín trước, sau đó trộn cùng với nước cốt dừa, dừa tươi nạo sợi và đường kính trắng để tạo mùi hương và vị ngọt cho bánh.

Bánh trôi sau khi nấu xong, phải còn nguyên bánh không bị bở nát. Bánh khi ăn vừa cảm nhận được độ dẻo dai vừa thấy được hương vị béo ngậy của phần nhân bên trong. Nếu như thực khách nào muốn tăng cân thì đừng nên bỏ qua món bánh trôi tàu thơm ngon này.

Ngoài phần bánh, thì phần nước đường nấu cùng cũng là một công đoạn cần rất nhiều sự tỉ mỉ chăm chút của người nấu chè. Nước chè khi nấu xong có màu nâu cánh gián, khi ăn ngọt vừa phải, nước được không được đặc quá. Đặc biệt, phần nước đường của bánh trôi tàu còn có mùi hương của gừng vô cùng thơm. Gừng vừa thơm lại còn có chút hơi cay, mùa đông mà có chút nước gừng là tránh được cảm lạnh.

Bánh trôi tàu không chỉ thưởng thức vào mùa đông mà mùa hè cũng có thể thưởng thức món ăn này. Mùa hè có thể cho thêm chút đá, vừa khô vào ăn sẽ ngon và giải khát rất nhiều.

Nếu như thực khách nào có cơ hội đến với thủ đô Hà Nội, đừng quên thưởng thức món bánh trôi tàu nét đẹp ẩm thực của người Hà Nội.

Chè bà cốt – Đặc sản chè nổi tiếng của Hà Nội

Chè bà cốt – Đặc sản chè nổi tiếng của Hà Nội

Hà Nội, thủ đô của dải đất hình chữ S. Nhắc đến Hà Nội, người ta nghĩ ngay đến lịch sử nghìn năm văn hiến. Cùng với đó là là nét ẩm thực truyền thống với những món ăn vô cùng thơm ngon và hấp dẫn. Trong tất cả các món ăn, đồ ăn vặt, nếu ai yêu thích những món chè truyền thống của Hà Nội thì không thể bỏ qua chè bà cốt.
Chè bà cốt

Chè bà cốt, thoạt nghe đến cái tên chắc chắn nhiều người sẽ không thể biết được nguyên liệu của nó. Muốn nấu chè ngon, nguyên liệu không thể không có đó chính là gạo nếp cái hoa vàng cùng với đó là phương pháp dạy nấu chè bà cốt chính xác. Nhìn qua về nguyên liệu thấy đơn giản, nhưng muốn nấu chè ngon thì không dễ dàng chút nào.

Chè bà cốt muốn ngon thì phải có sự tỉ mỉ, chau chuốt trong từng công đoạn. Đây chính là đức tính của người dân Hà Nội xưa. Nhẹ nhàng, uyển chuyển luôn luôn tỉ mỉ trong từng công việc.

Để có món chè bà cốt ngon, gạo nếp phải được ngâm mềm rồi mới đem đi nấu. Khi nấu gạo được ngâm với nước, hạt gạo sẽ được chín đều nở cũng rất đều và đẹp tự như những bông hoa. Khi ăn, nhìn hạt gạo không bị bở nát nhưng cho vào khoang miệng lại tan ngay đầu lưỡi.

Tiếp theo, để có được những bát chè bà cốt, phần nước của chè cũng phải nấu thật cẩn thận. Phần nước đường phải nấu lửa vừa sao cho nước đường không bị cháy, độ quánh vừa phải, không ngọt quá mà khi nấu xong cùng với gạo nước phải có màu vàng nâu. Bên cạnh đó, khác với các loại chè bây giờ thường dùng vanila tạo mùi hương, chè bà cốt sử dụng nước gừng tươi. Gừng tươi vừa tạo mùi hương tự nhiên vừa có chút cay nóng, giúp ấm bụng tránh bị cảm trong những ngày đông giá lạnh.

Khi thưởng thức chè bà cốt, chắc chắc không thể bỏ qua món ăn kèm – Đó chính là xôi vò. Xôi vò cũng là đặc sản truyền thông của người dân Hà Nội. Để nấu xôi vò thơm ngon, gạo phải được nấu thật kĩ mới đem đi nấu. Khi xôi chín phải được vò thật kĩ cùng với đậu xanh hấp nhuyễn cùng với lại mỡ gà. Người nấu xôi vò phải có tay nghề mới có thể tạo ra những đĩa xôi dẻo ngon và không bị nát.

Xôi vò - chè bà cốt mà ăn cùng nhau thì vô cùng tuyệt vời. Cái hương vị ngọt thanh thanh của chè hòa cùng dẻo dẻo thơm thơm của xôi, chỉ cần nghĩ đến thôi đã cảm thấy thèm. Nếu có cơ hội, thực khách đừng nên bỏ qua món quà vặt vô cùng hấp dẫn này của Hà Nội.



Thưởng thức đặc sản chè nóng

Thưởng thức đặc sản chè nóng

Chè nóng, một trong những món chè đặc sản nên thưởng thức vào những ngày đông. Những ngày trời rét lạnh cóng, cầm trên tay một bát chè như được sưởi ấm cả người. Chè nóng rất đa dạng, nên thực khách có thể thoải mái lựa chọn. Đây chính là gợi ý vô cùng bổ ích cho những ai yêu thích các món chè mà lại muốn thưởng thức trong mùa đông buốt giá.

Để khám phá các món chè ngon và hấp dẫn, các bạn hay cùng theo dạy nấu chè, khám phá và thưởng thức các món chè nóng vô cùng hấp dẫn này nhé!
đặc sản chè nóng

Thưởng thức món chè bà cốt, thơm nức ấm lòng ngày đông

Chè bà cốt, môt trong những món chè không thể bỏ qua khi những ngày đông ùa về. Chè bà cốt nhìn thì rất đơn giản, những phương pháp dạy nấu chè này không hề đơn giản.

Muốn nấu chè ngon, ngoài cách nấu chè thì nguyên liệu cũng phải được chọn lọc rất kĩ càng. Chè được nấu từ gạo nếp cái hoa vàng, gạo nếp nương, đường nâu, đường phèn, gừng tươi. Để nấu chè ngon, gạo phải được ngâm thì khi nấu mới mềm và ngon. Gừng sẽ được chắt lấy nước cốt, rồi mới đem dùng để nấu chè. Chè bà cốt thường có màu nâu – đó chính là màu của đường nâu. Chè bà cốt chỉ nấu khi gạo vừa bung thì mới dẻo và ngon.

Ngoài ra, khi thưởng thức chè bà cốt thì không thể thiếu chút xôi vò. Để nấu được xôi vò thơm, ngậy, dẻo thì phải cần có sự tỉ mỉ, cẩn thận trong từng khâu mới có được những đĩa thôi thơm ngon.

Chè bà cốt ngọt thơm xen chút cay cay của gừng, cùng với dẻo dẻo của xôi vò – Đây đúng là món ăn thơm ngon khó có thể bỏ qua trong ngày đông giá rét.

Bánh trôi tàu – đặc sản chè của mùa đông

Bánh trôi tàu, một đặc sản chè của mùa đông hà nội. Mùa đông lạnh giá, thưởng thức một bát bánh trôi tàu dẻo thơm vừa ấm bụng vừa xua tan được cái lạnh.

Bánh trôi tàu muốn ngon phải có phương pháp dạy nấu chè theo kiểu truyền thống đúng chuẩn. Khi nấu xong những chiếc bánh trôi phải thật trắng và không được trôi nhân ra ngoài. Phần nước của chè phải có màu nâu và sánh. Bánh trôi tàu được chế biến từ bột gạo nếp nên ăn rất dẻo và thơm. Phần nhân bên trong thường được làm từ vừng đen trộn hoặc làm từ đậu xanh xay nhuyễn.

Khi thưởng thức bánh trôi tàu, có thể cảm nhận được độ dẻo của bánh quyện chặt vị ngọt ngọt béo ngậy của phần nhân bên trong. Phần nước đường ngọt thanh cùng với chút cay cay của gừng rất thơm và hấp dẫn.



Chè xoa xoa hạt lựu, độc đáo từ tên gọi đến hương vị

Chè xoa xoa hạt lựu, độc đáo từ tên gọi đến hương vị

Chè, món ngon không thể thiếu trong mỗi dịp hè về. Dưới thời tiết nắng nóng như đổ lửa của mùa hè, thưởng thức một cốc chè ngọt mát thì còn gì thú vị hơn. Chỉ cần ngồi vào một quán chè, du khách có thể lựa chọn rất nhiều món chè mà mình yêu thích. Theo chuyên đề này, dạy nấu chè sẽ giới thiệu cho độc giả một món chè vừa ngon mà lại có cái tên rất độc và lạ - Chè xoa xoa hạt lựu.

Chè xoa xoa hạt lựu, loại chè đặc sản của các tỉnh miền Trung. Tuy nhiên, hiện nay món chè này đã được bán rộng rãi ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Thực khách có thể dễ dàng thưởng thức món chè vừa ngon, vừa hấp dẫn này.
món ngon

Chè xoa xoa hạt lựu phương pháp dạy nấu chè này không phải quá khó, những để nấu chè ngon thì không phải là dễ. Tất cả phải có bí quyết mà chỉ có những người làm nghề mới được truyền dạy. Chè xoa xoa hạt lựu được chế biến từ các nguyên liệu tự nhiên nên rất an toàn. Chè khi mang lên thực khách sẽ được để thành các tầng với màu sắc khác nhau trông vô cùng đẹp mắt.

Tầng cuối cùng của cốc chè có màu vàng nhạt, đó chính là màu của đậu xanh. Đậu xanh để nấu chè được tách hết vỏ nấu nhuyễn cùng với bột năng. Nên khi ăn, vừa đưa vào khoang miệng đậu xanh đã hòa tan ở trong khoang miệng, cảm nhận được độ ngậy của đậu xanh rất rõ nét.

Tầng tiếp theo là màu đỏ hồng, đây chính là màu của hạt lựu. Thoạt nghe đến cái tên, nhiều người sẽ nghĩ đến những tép quả lựu. Tuy nhiên, hạt lựu ở đây được làm từ củ mã thầy và bột năng. Phần hạt bên trong được làm từ củ mã thầy thái nhỏ. Phần bột màu hồng bên ngoài được làm từ bột năng pha với màu đỏ của củ dền. Khi chế biễn xong, sẽ có màu rất giống với tép của quả lựu. Khi ăn rất dẻo và mát, vô cùng thú vị.

Tiếp theo là thạch đen, thạch đen được nấu từ lá thạch đen nguyên chất. Khi ăn có thể cảm nhận rõ mùi vị của lá cây, thạch ăn rất dẻo.

Phần tiếp đó chính là thạch xoa xoa, đây chính là một loại thạch được nấu từ rong biển hoặc tảo biển. Chính vì vậy, khi ăn loại thạch này rất giòn và tươi mát.

Phần trên cùng, chắc chắn không thể thiếu lớp đá bào mát lạnh cùng với nước đường phèn nấu rưới lên trên lớp đá.

Chè xoa xoa hạt lựu là sự kết hợp cô cùng hoàn hảo của các tầng nguyên liệu. Tất cả đã tạo nên một hương vị khó quên.